Tây y

Thuốc Loratadin 10mg có tác dụng gì? Liều dùng như thế nào?

Thuốc loratadin 10mg có công dụng như thế nào? Cách sử dụng ra sao? Để giải đáp những câu hỏi trên, bài viết xin đưa đến bạn đọc đầy đủ nhất thông tin về sản phẩm này.

Tóm tắt nội dung

Công dụng của thuốc Loratadin 10mg

Thuốc dị ứng Loratadin 10mg là thuốc kháng Histamin có tác dụng nhanh và kéo dài với hoạt tính đối kháng chọn lọc trên thụ thể H ngoại biên. Khi dùng với liều thông thường, Loratadin không phân bố vào não do đó không có tác dụng an thần, không gây buồn ngủ.

Loratadin được chỉ định trong các triệu chứng:

  • Viêm mũi dị ứng bao gồm: hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, ngứa mũi.
  • Viêm kết mạc dị ứng, ngứa và chảy nước mắt do dị ứng.
  • Ngứa, mề đay và các bệnh về da do dị ứng khác.

Dạng bào chế và hàm lượng

  • Hộp viên nén 10 viên (loratadin 10mg)
  • Dạng chai si-rô 60ml. Mỗi 5ml chứa 5mg loratadin.

– Loratadin………………………………..10 mg

– Tá dược (Lactose, Tinh bột, Microcrystalline cellulose, Natri benzoat, Talc, Magnesi stearat): vừa đủ 1 viên

Hướng dẫn cách sử dụng và liều dùng thuốc Loratadin

Tac-dung-cua-thuoc-loratadin-10mg-la-chong-di-ung-viem-mui-me-day
Tác dụng của thuốc loratadin 10mg là chống dị ứng viêm mũi, mề đay

Xem thêm: Thuốc Parocontin là thuốc gì?

Cách sử dụng thuốc

Thuốc Loratadin có thể uống trực tiếp bằng đường miệng. Nếu sử dụng thuốc dạng viên nhai, trước khi nuốt phải nhai thật kỹ. Có thể uống thuốc Loratadin trong và ngoài bữa ăn.

Dựa vào tình trạng sức khỏe và tuổi tác, bác sĩ sẽ kê đơn liều lượng thích hợp bệnh nhân không được tự ý tăng hoặc giảm liều lượng.

Liều dùng

Đối với người lớn: Mỗi ngày 1 lần dùng 10mg thuốc Loratadin.

Đối với trẻ em:

  • Trẻ em dưới 5 tuổi: Mỗi ngày 1 lần dùng 5ng thuốc Loratadin, nên sử dụng dạng siro.
  • Trẻ em trên 6 tuổi: Mỗi ngày 1 lần sử dụng 10mg thuốc Loratadin, sử dụng dạng viên nang, viên nén hoặc viên nén phân hủy.

Tác dụng phụ khi dung thuốc Loratadin

Tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc loratadin, hãy nhanh chóng gọi cấp cứu nếu bạn có bất cứ tác dụng phụ nghiêm trọng nào. Cụ thể:

  • Phát ban, ngứa
  • Sưng mắt, mặt, môi, lưỡi, cổ họng, bàn tay, cánh tay, cẳng chân, mắt cá chân và bàn chân
  • Khàn tiếng
  • Khó thở hoặc khó nuốt, thở khò khè

Tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn có thể bao gồm:

  • Đau đầu
  • Khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không sâu giấc
  • Mệt mỏi, yếu đuối
  • Đau bụng, tiêu chảy
  • Khô miệng, đau họng
  • Mắt đỏ hoặc ngứa
  • Chảy máu mũi

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên hoặc có những phản ứng không mong muốn chưa được ghi nhận. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy tham khảo ý kiến của thầy thuốc.

Quá liều và xử trí

Triệu chứng

Thuoc-loratadin-10mg-gia-bao-nhieu
Thuốc loratadin 10mg giá bao nhiêu

Xem thêm: Loratadin là thuốc gì?

Người lớn: buồn ngủ, nhịp tim nhanh, và nhức đầu (chẳng hạn như liều 40-180 mg loratadin).

Trẻ em: biểu hiện ngoại tháp và hồi hộp (dùng quá 10 mg).

Xử trí

Điều trị ngộ độc loratadin thông thường bao gồm điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ, được tiến hành ngay và duy trì khi cần thiết.

Trường hợp ngộ độc cấp loratadin, nên làm rỗng dạ dày ngay bằng cách dùng siro ipeca gây nôn. Uống than hoạt sau khi gây nôn có thể có hiệu quả ngăn chặn sự hấp thu của loratadin. Nếu gây nôn không có hiệu quả hoặc bị chống chỉ định (như với bệnh nhân hôn mê, đang co giật), có thể tiến hành súc rửa dạ dày bằng dung dịch NaCl 0,9% nếu có ống đặt khí quản để ngăn ngừa việc hít vào phổi các chất trong dạ dày. Nước muối có tác dụng pha loãng nhanh chóng các chất chứa trong ruột.

Thuốc Loratadin cần bảo quản như thế nào

Trong quá trình sử dụng thuốc, cần bảo quản theo hướng dẫn sau:

  • Để thuốc ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, khô ráo và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
  • Không để thuốc ở cac nơi ẩm ướt như nhà tắm, tủ lạnh.
  • Bảo quản thuốc Loratadine ở nhiệt độ phòng, vào khoảng 30 độ C. Để xa tầm tay của trẻ nhỏ, vật nuôi.
  • Nếu thuốc hết hạn thì nên vứt vào thùng rác chuyên dụng.

Lưu ý: Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc và chữa bệnh phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ và người có chuyên môn!

Rate this post