Tây y

Cách dùng và liều dùng thuốc đau dạ dày cimetidin

Thuốc cimetidin được xem như giải pháp hiệu quả dành cho những người thường xuyên bị những cơn đau dạ dày hành hạ. Vậy loại thuốc này cách dùng và liều dùng ra sao để tốt cho sức khỏe?

Tóm tắt nội dung

Thông tin chung về thuốc Cimetidin

Thuốc cimetidin là loại thuốc trị đau dạ dày và đường ruột. Không chỉ dùng trong điều trị bệnh, thuốc này còn giúp ngăn ngừa bệnh tái phát.

Thuốc Cimetidin được chỉ định trong điều trị các bệnh như loét tá tràng, loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng Zollinger – Ellison, bệnh đau u tuyến nội tiết, chảy máu tiêu hóa, giảm axit dạ dày và còn nhiều bệnh liên quand đến dạ dày.

Bên cạnh đó còn la các triệu chứng như ợ nóng, khó nuốt, ho dai dẳng, khó ngủ, đau dạ dày… có thể được đẩy lùi bảo vệ sức khỏe khi dùng cimetidin.

Thuốc cũng có thể ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng như viêm loét, ung thư thực quản.

Thuốc cimetidin dùng trong điều trị các bệnh dạ dày, tá tràng

Thuốc cimetidin có tác dụng phụ không?

Thuốc nào cũng sẽ ít nhiều có tác dụng phụ tùy thuốc vào độ phù hợp của người dùng, một số những tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng cimetidin để điều trị bệnh dạ dày là ỉa chảy, đau đầu, chóng mặt, trầm cảm, bồn chồn, ảo giác, nam giới có biểu hiện vú to…

Trong trường hợp ít gặp đó là chứng bất lực, bị phát ban, tăng men gan tạm thời, tăng creatinin huyết, sốt, dị ứng, sốc sốt phản vệ…

Những tác dụng phụ hiếm gặp đó là mạch tim của người bệnh đập thất thường, giảm bạch cầu, tiểu cầu, thiếu máu, viêm gan, viêm tụy, vàng da, rối loạn chức năng gan, viêm thận kẽ, viêm đa cơ, phát ban đỏ, rụng tóc…

Trong trường hợp khi gặp các tác dụng phụ ngoài mong muốn trên, bệnh nhân cần lắng nghe tư vấn của bác sĩ chuyên môn. Một số biểu hiện chỉ xuất hiện trong quá trình dùng thuốc, hết khi ngừng thuốc.

Phân loại thuốc cimetidin

Thuốc Cimetidin được chia làm nhiều dạng và hàm lượng khác nhau, phù hợp với từng mục đích điều trị bệnh cho mỗi người cũng khác nhau.

  • Thuốc dạng viên nén: cimetidin 200mg, 300mg, 400mg, 800mg.
  • Thuốc dạng viên sủi: cimetidin 200mg, cimetidin 300mg, 400mg, 800mg.
  • Thuốc Cimetidin dạng siro uống: 5ml (tương đương 200mg, 300mg).
  • Dạng Cimetidin thuốc tiêm: 2ml (tương đương 300mg).
  • Thuôc Cimetidin dạng dịch truyền: 100ml (tương đương 400mg).

Cách dùng và liều dùng thuốc cimetidin như thế nào?

  • Cách dùng

Cimetidin thường dùng bằng đường uống hoặc tiêm. Tuy nhiên, dù sử dụng bất cứ đường nào, tổng liều dùng tối đa không quá 2,4g/ngày.

Với đường uống, nên dùng vào bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.

 Cần dùng thuốc Cimetidin theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc

Cần dùng thuốc Cimetidin  theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc

  • Liều dùng

Liều dùng cho người lớn khi bị loét dạ dày, tá tràng, người lớn dùng 1 liều cimetidin 800mg/ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ. Dùng trong ít nhất 4 tuần khi mắc bệnh loét tá tràng và ít nhất 6 tuần khi mắc bệnh loét dạ dày. Sau đó duy trì dùng 400mg cimetidin/ngày trước khi đi ngủ.

Để điều trị trào ngược dạ dày – thực quản, hội chứng Zollinger – Ellison, dùng 4 lần mỗi ngày, mỗi lần 400mg, liên tục trong 4 – 8 tuần.

Để điều trị stress gây loét đường tiêu hóa trên, uống 200 – 400mg mỗi ngày hoặc tiêm tĩnh mạch 200mg/lần. Mỗi liều cách nhau từ 4 – 6 giờ.

Để điều trị chảy máu tiêu hóa do loét dạ dày, tá tràng, sử dụng liều tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 200mg.

Để điều trị chứng khó tiêu, trẻ em từ 12 tuổi trở lên và người lớn dùng 200mg cimetidin trước khi ăn hoặc 30 phút sau khi ăn, dùng tối đa 2 liều trong vòng 24 giờ.

Thuốc cimetidin giá bao nhiêu?

Thuốc cimetidin có sự chênh lệch về giá tùy vào nhà sản xuất, dạng thuốc hay hàm lượng. Theo gram thì giá thuốc cũng cũng bán ra khác nhau.

Theo tin tức khảo sát, thuốc cimetidin 300mg dạng hộp 10 vỉ x 10 viên do Công ty cổ phần dược Phong phú sản xuất có giá khoảng 45.000 đồng.

Lưu ý: Những thông tin về thuốc cimetidin trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh không được tự ý mua và sử dụng thuốc cimetidin. Mọi thứ liên quan đến thuốc người bệnh cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ để đạt đạt kết quả điều trị tốt và an toàn nhất.

Rate this post